CONG TY TNHH SAN XUAT CO KHI CONG THANH

CONG TY TNHH SAN XUAT CO KHI CONG THANH

  • THI CÔNG LẮP ĐẶT CỔNG TRỤC

  • Mô tả: Cẩu trục được lắp đặt trên một giàn hình chữ nhật, có thể di chuyển linh hoạt từ bên này qua bên kia và từ trước ra sau theo chiều dài của nhà xưởng. Các thiết bị nâng hạ là tời điện & pa lăng được lắp trên xe con có thể di chuyển dọc cầu trục
  • Giá: Liên hệ
  • Ngày đăng:08-12-2021
  • Lượt xem: 444

Các xe con được gắn vuông góc cố định với dầm và di chuyển trên đường ray cố định. Người vận hành cẩu trục điều khiển thiết bị bằng tay, dùng hệ thống dẫn động điện. Vẫn có loại cẩu trục khác sử dụng hệ thống dẫn động bằng khí nén và động cơ đốt trong.

Tùy theo công dụng hoặc kiểu dáng thiết kế mà người ta sẽ phân loại cau truc. Thường thì người ta sẽ phân loại theo thiết kế và có các bảng tra thông số cầu trục hay còn có tên gọi khác là bảng tra catalogue cầu trục đi kèm với mỗi thiết bị.

  • Cẩu dầm đơn 2 tấn: gồm một dầm cầu chữ I gắn vào hai đường băng và một xe tải cuối, sử dụng cơ chế dẫn động bằng tời kéo tay (hệ thống đĩa xích kéo tay) hoặc dẫn động bằng điện (Pa-lăng) chạy phía mặt dưới của dầm cẩu.
  • Cẩu dầm đôi: Những cẩu trục sử dụng hai dầm cùng với xe tải di chuyển độc lập phía trên, giúp giải phóng mặt bằng phía dưới dầm cẩu.
  • Cẩu dầm hộp: Sử dụng khối hình hộp trong việc chế tạo cẩu trục, giúp tăng tải trọng của cần trục và diện tích hoạt động của thiết bị rộng hơn, phía chân dầm có gắn bánh xe để có thể di chuyển đến địa điểm làm việc khác
  • Cẩu dầm giàn:  Được thiết kế gia cố cấu trúc dầm lớn hơn làm tăng tải trọng cũng như khẩu độ.
  • Cẩu choãi: Được thiết kế theo hình trụ tam giác và có bánh xe di chuyển phía dưới chân dầm, thường được sử dụng trong việc khai thác gỗ và vận chuyển containeer tại cảng biển.
  • Cẩu tháp: Cấu trúc rất lớn, có khả năng tải lớn, thường sử dụng tại các công trường xây dựng và cho việc xếp dỡ containeer.
  • Cẩu xếp: là loại cẩu trục không sử dụng thiết bị nâng hạ là Pa-lăng, mà được trang bị một cơ chế đaặc biệt, chuyên dụng.
  • Cẩu giàn

Các thiết bị đi kèm với cẩu trục (Hay còn gọi là thiết bị dưới móc cẩu):

  • Kẹp cuộn (Móc chữ C): thiết bị có khả năng nâng hạ các cuộn thép, tôn trong các xưởng sản xuất thép. Sử dụng hệ thống chuyền động tay hoặc điện.
  • Gầu ngoạn: thường được sử dụng trong các công trường, khai thác khoáng sản… thường được sử dụng hệ thống đóng-mở cơ học hoặc thủy lực.
  • Dầm nâng: công cụ hỗ trợ khi cần nâng hạ đồng thời hai trọng điểm mà cầu trục chỉ có một móc nâng.
  • Mâm từ: sử dụng hệ thống từ trường để nâng hạ các loại thép, được trang bị hầu hết trong các xưởng sản xuất thép, gia công cơ khí.
  • Và không thể thiếu đó là bảng tra cầu trục để người dùng có thể biết được các thông số chi tiết của cẩu trục để sử dụng an toàn nhất và hiệu quả nhất

Quá trình lắp đặt cầu trục là giai đoạn cuối cùng trong thiết kế gia công chế tạo cầu trục. Việc lắp đặt được thực hiện qua nhiều bước với sự hỗ trợ của các loại máy móc thiết bị như máy hàn, cần trục…

Để bảo quản cầu trục được tốt trước khi lắp đặt phải bôi dầu mỡ chống gỉ, các chi tiết như bánh xe, ổ bi, trục bánh xe… Dàn kết cấu thép sơn một lớp chống gỉ. Với các bộ phận như hộp giảm tốc, động cơ, phanh, các thiết bị điện phải được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm ướt.

Khi vận chuyển cầu trục đến nơi lắp ráp phải tháo rời các chi tiết thành từng cụm tiêng biệt để đảm bảo quá trình vận chuyển được thuận lợi, dễ dàng và không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc sau này của cầu trục.

Không được làm cong vênh phần kết cấu thép. Động cơ phanh, hệ thống điện và các thiết bị khác phải được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm ướt và va đập.

Trước khi tháo lắp phải kiểm tra số lượng bộ phận và chi tiết thiết bị theo đúng sơ đồ kỹ thuật.

Kiểm tra các bộ phận như: hộp giảm tốc, động cơ, phanh, khớp nối. Nếu bộ phận nào chưa đảm bảo kỹ thuật phải được hiệu chỉnh sửa chữa ngay.

Kiểm ta phần kết cấu thép phát hiện và khắc phụ sửa chữa các lỗi kỹ thuật.

Kiểm tra các mối hàn của dầm, đặc biệt là mối hàn ở dầm chính.

Khi lắp đặt các chi tiết được lắp thành các cụm theo những quy trình lắp ráp và việc sử dụng các thiết bị phụ vụ cho quá trình lắp ráp đã được quy định theo những tiêu chuẩn với từng cụm chi tiết lắp ráp. Sau khi lắp ráp các cụm phải đảm bảo được các yêu cầu về chế độ lắp ráp trong thiết kế. Các cụm chi tiết được lắp ráp trước khi vận chuyển gồm:

– Dầm chính.

– Dầm đầu.

– Hộp giảm tốc, phanh, động cơ điện

– Lắp các cụm bánh xe di chuyển chủ động và bị động.

– Lắp dựng xe con.

– Lắp các cụm bánh di chuyển vào kết cấu thép dầm đầu

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CƠ KHÍ CÔNG THÀNH

MST: 3603712820

ĐỊA CHỈ: 4/1A, Quốc lộ 1K, Khu phố Cầu Hang, Phường Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai

HOTLINE: 0908.649.678 Mr.ĐÔ

WEBSITE: cokhicongthanh.com / giacongcokhibienhoa.com

MAIL: inoxcongthanh81@gmail.com

Sản phẩm cùng loại

Hotline
0908649678
wechat
Chat fanpage